Từ khóa tìm kiếm: den ha
Danh sách 5 Review, Đánh giá về [Đền Hạ - P. Tân Quang]
Địa Chỉ:39 Chiến Thắng Sông Lô, P. Tân Quang, Tuyên Quang
Tình trạng địa điểm : Đang hoạt động
Các bài đánh giá về
Đền Hạ
Nguồn google place
1.
5
/5 Đánh giá của
Computer Hiếu “Hiếu Computer”
:
Đền mang lại cảm giác an yên, thư thái. Kiến trúc rất đẹp còn các bức tượng rất có thần. Trước mặt nhìn ra sông Lô.
4 tháng trước
2.
5
/5 Đánh giá của
Vũ Nam Giang
:
Đền Hạ thờ Mẫu Thượng ngàn, là nàng Phương Dung công chúa, con gái của vua Hùng. Sự tích Đền Hạ Tuyên Quang : Tương truyền, hai công chúa được nhà vua cử đi thị sát phong tục tập quán ở địa phương, đến bến Tam Cờ thì dừng chân, đêm xuống gặp một cơn giông tố, hai công chúa đã bay về trời. Mỗi khi có mưa to gió lớn, dân làng đến cầu nguyện và thấy linh nghiệm, từ đó lập nên đền thờ này. Bên cạnh Đền Hạ, trong khuôn viên còn có Đền thờ Đức Thánh Trần.
2 năm trước
3.
5
/5 Đánh giá của
Trần Mạnh Ước
:
Đền Hạ Tuyên Quang: Du lịch văn hóa tâm linh ở Tuyên Quang cũng rất phát triển, thu hút lượng lớn khách hàng năm. Trong đó, đền Hạ Tuyên Quang là một công trình lâu đời, linh thiêng, nơi người dân tìm về chiêm bái. Đền Hạ là nơi thờ Mẫu Thượng ngàn, Phương Dung công chúa, con gái vua Hùng. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (năm 1991) và xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cổ (năm 1994)
4 năm trước
4.
5
/5 Đánh giá của
Hải Mai Thanh
:
Đền Hạ nằm vị trí cùng đền Kiếp Bạc và đền Thềm, đẹp, dễ đi, nằm trong thành phố Tuyên Quang, ko phí tham quan hoặc lễ
3 tháng trước
5.
5
/5 Đánh giá của
Ong Quy
:
Đền Hạ hay còn gọi là Đền Tam Cờ tại Tp Tuyên Quang ! Den nam vi tri gan song co mat nhin ra phia bo song khung canh huu tinhv ! Đền Mẫu Tam Cờ còn có tên khác là đền Hạ, thuộc tổ dân phố 3, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, nằm cách bến xe trung tâm chừng 0,5 km. Cửa đền quay mặt ra hướng Đông, nhìn ra dòng Lô Giang thơ mộng, hiền hòa.Do cổng quay ra bờ sông nên chỉ tiện cho việc ghé thăm của người hành hương bằng phương tiện thủy, còn người đi bằng phương tiện bộ thì thường đi theo lối cổng thuộc đường phố “chiến thắng sông Lô”. Theo một số tư liệu, đền được xây dựng vào năm 1738, đời vua Lê Ý Tông (Lê Duy Thận), và được trùng tu lần đầu tiên vào tháng 6 năm Mậu Ngọ (1873). Nhìn tổng thể, đền Mẫu Tam Cờ thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng nghệ thuật tâm linh cổ. Đền được nhân dân lập nên, gìn giữ, bảo tồn để thờ Mẫu Thần, mà theo truyền thuyết là thờ Ngọc Hoa công chúa (hay còn gọi là Phương Dung) – con gái vua Hùng. Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì Ngọc Lân và Phương Dung là hai công chúa yêu của vua Hùng. Một hôm, hai nàng theo xa giá đến bên bờ sông Lô, thuộc thôn Hiệp Thuận đỗ thuyền. Nửa đêm, trời mưa to gió lớn, hai nàng đều hóa, nhân dân trong làng lấy làm vinh dự, bèn lập đền thờ. Ban đầu, Đền Mẫu Tam Cờ thờ cả hai chị em, nhưng sau này cô em (Ngọc Lân) được tách ra để thờ ở đền Dùm. Vì vậy, đền Tam Cờ được gọi là đền Hạ, còn đền Dùm được gọi là đền Thượng, nay thuộc xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang. Vào thời nhà Lý, đền còn nằm ở thôn Hiệp Thuận, xã Ỷ La (nay là phường Ỷ La) với tên gọi là Tam Kỳ. Sang đời Trần, đền lại có tên là Hiệp Thuận, và thời Hậu Lê mới có tên là đền Hạ như ngày nay, nên đền có tên chữ khác là: “Hiệp Thuận linh từ”.Đền có kiến trúc theo lối nội công ngoại quốc, trước sân chầu là hệ thống cổng phụ gồm 4 trụ, trên mỗi đỉnh trụ là một con phượng đắp nổi, cạnh sân chầu là hai miếu, còn gọi là lầu cô, tiếp đến là lầu tế thờ Đệ nhị thượng ngàn, sau là Tam phủ thờ đệ nhất. Gian chính bố trí hình chữ tam, gồm 3 cung, trong cung trên bệ thờ đặt một bộ đỉnh, cạnh bệ thờ treo chuông, khánh, một số hiện vật khác. Nghệ thuật kiến trúc cổ nổi bật của đền là các bức chạm khắc gỗ công phu, tinh xảo. Các cột, kèo, thượng lương, cửa võng, cửa xiếp, câu đầu đều được chạm khắc khéo léo, công phu với các đề tài về linh vật quý, cây hoa quý như: tứ linh, tứ quý. Trên bề mặt cột chạm hình “Long giáng thủy cung”, đặc biệt, những hình cây, hoa trên cửa võng mềm mại như tranh vẽ. Một số pho tượng được đặt để thờ phụng trong đền cũng toát lên vẻ thanh tao, uy nghiêm từ các nếp khăn, áo, tư thế… đều thể hiện bàn tay và sự lao động tỉ mỉ, khéo léo của các nghệ nhân. Trong đền hiện còn lưu giữ được một số bảo vật quý như: chuông khánh cỡ lớn được đúc vào thời Lê, 3 pho tượng cổ bằng gỗ mít, 20 đạo sắc phong.
3 năm trước
Danh sách Review Trường Tiểu học Bình Thuận Tuyên Quang P. Tân Quang
Danh sách Review Trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Tuyên Quang P. Tân Quang
Danh sách Review Trung tâm Tư vấn tâm lý và Giáo dục Khai Tâm P. Tân Quang
Danh sách Review Trung tâm ngoại ngữ Quốc Tế Ocean Edu Tuyên Quang Tuyên Quang
Danh sách Review TGDTX-HN tỉnh Tuyên Quang P. Tân Quang
Danh sách Review Tân Quang Tp. Tuyên Quang
Danh sách Review Đền Hạ P. Tân Quang
Danh sách Review Trung tâm Ngoại ngữ Almaz Edu Tuyên Quang Tuyên Quang
Danh sách Review Trung Tâm Anh Ngữ Popodoo P. Tân Quang
Danh sách Review Trung tâm Y tế Thành Phố Tuyên Quang - Tuyên Quang P. Tân Quang
Danh sách Review Toà Nhà Ngoại Ngữ Thành Tuyên Tuyên Quang
Danh sách Review Trung Tâm PEARL EDUCATION Tuyên Quang Tuyên Quang
Danh sách Review Trung Tâm Ngoại Ngữ Sao Việt P. Tân Quang
Danh sách Review Công Ty TNHH Trung Khánh Education P. Tân Quang